365bet au Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Theo báo cáo của Tổng Hội Xây Dựng, cả nước đang có gần 78.000 doanh nghiệp xây dựng với khoảng 4 triệu lao động. Con số này khá thấp bởi theo quy hoạch, đến năm 2030 nhân lực ngành xây dựng phải đạt từ 8-9 triệu người. Hiện trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho nhóm ngành này trong thời gian tới là rất lớn.
Để có thể kịp thời cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước trong tương lai, hiện tại Khoa Kiến trúc – Xây dựng trường 365bet au đang đào tạo hai ngành: Kiến trúc và Quản lý Xây dựng. Với đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy là những nhà khoa học có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy Đại học, đã và đang giảng dạy tại các Trường đại học uy tín ở Việt Nam như: Đại học Xây Dựng Hà Nội, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Mỏ – Địa Chất Hà Nội, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Hà Nội…. sẽ truyền lại cho các em những tinh hoa của ngành nghề để các em thỏa mãn đam mê sáng tạo, có thể tạo nên những công trình mang tầm vóc châu lục cũng như thế giới.

Nghề xây dựng là một ngành nghề rất hấp dẫn trong xu hướng đô thị hóa hiện nay đặc biệt là đối với các bạn nam, tuy nhiên không phải bạn sinh viên nào cũng biết về lịch sử ngành xây dựng nước ta, để giúp các em hiểu rõ hơn về câu chuyện này, Ban Truyền thông UKB xin giới thiệu bài viết của thầy Nguyễn Ngọc Minh, Phó Khoa Kiến trúc – Xây dựng Trường 365bet au .
Truyện cổ tích mà chúng ta vẫn thường nghe chính là những câu chuyện lịch sử được kể lại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cách ẩn dụ những hình ảnh và hư cấu những nhân vật có thật trong quá khứ.
Ngành xây dựng của nước ta phát triển từ rất sớm. Vào khoảng năm 208 trước công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam. An Dương Vương đã chọn vùng đất Phong Khê, nay thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa.
Thành Cổ Loa có diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành (thành Nội, thành Trung, thành Ngoại) khép kín, đắp bằng đất, với tổng chiều dài 15.820 km. Chiều cao của các bức tường trung bình là 4-5m, một số cao đến 12m, chân tường rộng khoảng 20-30m
Truyền thuyết kể lại rằng Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều bị sụp đổ sau một đêm khiến nhà vua vô cùng tức giận. Một ngày nọ có thần Kim Quy xuất hiện và bò quanh nhiều vòng. Vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng, và từ đó thành xây lên không bị đổ nữa.
Chúng ta có thể thấy rằng, An Dương Vương vừa là chủ đầu tư, vừa là một người quản lý xây dựng giỏi còn thần Kim Quy chính là kiến trúc sư đại tài thời bấy giờ.
Lý do thành cứ xây xong lại đổ có thể được hiểu như sau: vật liệu để xây thành cổ loa bằng đất lại không có cốt bên trong (ngày nay chúng ta có vật liệu bê tông, cốt thép), lại được đắp trên nền đất yếu nên cứ đắp cao lên là bị đổ. Thần Kim Quy đã chỉ cho vua cách xử lý nền móng và thiết kế xây dựng công trình theo hình xoáy ốc, chính vì vậy thành Cổ Loa tuy được đắp bằng đất nhưng vẫn còn lại di tích đến ngày nay.

 

Một con hào đã được khai quật trong khu di tích thành Cổ Loa

Đặc điểm kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Thời kỳ nguyên thủy:
Kiến trúc nổi bật với trống đồng và những ngôi nhà ở cũng được xây dựng khá vững chãi. Nhà ở được trang trí với hình tượng chim thú và hình người tuy còn khá thô sơ những cũng cho chúng ta biết được ông cha cũng đã thể hiện được nét đẹp nghệ thuật trên chính ngôi nhà của mình.
Thời kỳ phong kiến:
Đặc điểm kiến trúc có nhiều nét khác biệt rõ rệt. Vào thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần thì kiến trúc tiêu biểu với những cung điện nguy nga, tráng lệ, đường nét chạm trổ hoa văn tinh xảo hơn so với thời Bắc thuộc.
Thời Lý nổi bật với kiểu kiến trúc cân xứng, tượng tròn, phù điêu rất ấn tượng. Đặc biệt là hình tượng rồng được đánh giá rất cao ở thời kỳ này.
Đến thời Trần thì kiểu kiến trúc có những nét khác biệt khi nó có sự giao thoa kết hợp với kiểu kiến trúc Trung Hoa. Kiểu kết cấu chính phụ và hầu như các công trình đều không có tường mà được dựng cột, nóc giá chiêng.
Trải qua một quá trình phát triển đến triều đại Tây Sơn, triều Nguyễn với kiểu kiến trúc đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ kế thừa tất cả những tinh hoa của các triều đại trước và cũng xây dựng cho mình những đặc điểm riêng khác biệt. Cột nhà không cần cột lớn, mái cũng không còn mái uốn cong như trước nữa.
Thời cận đại:
Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản châu Âu sang Đông Nam Á kèm theo đó là sự xâm nhập kiến trúc phương Tây vào. Các đô thị được hình thành từ thời nhà Nguyễn và trước đó đã được cải tạo theo kiểu đô thị phương Tây. Các đường phố được nắn thẳng, tạo mạng lưới đường theo kiểu ô cờ, hạ tầng kỹ thuật đường phố được hoàn thiện. Đường rộng hơn trước, có vỉa hè dành cho người đi bộ, trên các đường phố là các loại công trình kiến trúc nhà ở, nhà hàng, công sở và các công trình phụ trợ phục vụ công cộng, đời sống… kiến trúc phong phú về thể loại và hình thức mà trước đây chưa hề có.
Thời cận đại cũng là giai đoạn đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của đặc điểm kiến trúc khi có sự kết hợp giữa kiểu kiến trúc phương Đông và phương Tây, cũng là bước ngoặt về phát triển vật liệu xây dựng tại Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
Từ thập niên 80 đến nay:
Khuynh hướng phục cổ, nhái cổ: sử dụng các hệ thức cột cổ điển châu Âu, hoa văn trang trí, ban công bụng chửa…
Khuynh hướng hiện đại: đây là khuynh hướng đi tìm cái đẹp trong các hình khối và sử dụng sự tương phản hình khối; sử dụng các mảng tường kính với cửa nhôm. Ở kiểu kiến trúc nhà ở hiện đại thường sử dụng các hệ thống điều hòa nhân tạo, cửa thì sử dụng dạng cửa chớp, cửa pano, hệ thống tấm chắn nắng.
Khuynh hướng hậu hiện đại: tiếp tục sự phát triển của khuynh hướng hiện đại song nặng nề về giải quyết hình khối, tổng thể, sử dụng một số mô típ điển hình của kiến trúc truyền thống cũ, tạo mối liên hệ với truyền thống, với lịch sử. Tạo mối liên hệ không gian bên trong và bên ngoài.
Quy mô nổi trội của các công trình kiến trúc do các chủ đầu tư nước ngoài vào các loại hình: văn phòng, khách sạn, ngân hàng, siêu thị, tạo ra những sắc thái mới trong kiến trúc đô thị.
Tuy nước ta đã trải qua thời gian dài trong chiến tranh, đói nghèo và lạc hậu, nhưng khoảng 20 năm gần đây ngành Kiến trúc, Xây dựng của nước ta đã phát triển rất mạnh mẽ và đạt được những bước tiến thần kỳ. Những công trình của nước ta đã tạo được những dấu ấn rất lớn đối với các nước trên thế giới như:
– Tòa nhà Landmark 81 ở quận Bình Thạnh cao 461,3m với 81 tầng nổi, là một trong 10 tòa nhà cao nhất thế giới. Đây là một trong những kiệt tác và là niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và người dân Sài Thành nói riêng. Tòa tháp lấy cảm hứng thuần Việt từ lũy tre Việt nam, Landmark 81 tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, sức mạnh phi thường và khả năng vượt lên mọi khó khăn trong văn hóa và tinh thần mỗi con người Việt Nam.

 

 

 

– Cầu Vàng ở Đà Nẵng dài 150m với 8 nhịp cầu, 7 trụ, nhịp lớn nhất là 21,2m. Cây cầu này đã trở thành một điểm đến rất ấn tượng, lọt vào hàng loạt những bảng xếp hạng điểm đến uy tín của các tạp chí, cơ quan thông tấn hàng đầu thế giới.

 

 

Ngoài ra có thể kể đến một số tòa nhà chọc trời khác ở nước ta như:

– Tòa nhà Keangnam Hà Nội chiều cao 336m với 72 tầng nổi
– Tòa nhà Lotte Center Hà Nội chiều cao 272m với 65 tầng nổi
– Tòa nhà Bitexco Finacial chiều cao 262,2m với 68 tầng nổi
– Tòa nhà Vietcombank ở Quận 1, Hồ Chí Minh chiều cao 206m với 40 tầng nổi
– Tòa nhà Sài gòn One ở Quận 1, Hồ Chí Minh chiều cao 195,3m với 42 tầng nổi

Có thể khẳng định ngành Kiến trúc và Xây dựng ở nước ta sẽ còn phát triển vô cùng rực rỡ trong tương lai. Xây dựng là yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học và kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy, một đất nước muốn phát triển thì cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng (đường sá, bến bãi, trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên, …) phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại. Ai cũng cần có nhà để ở, có trường để học, có bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, có siêu thị để mua sắm, có các công trình hiện đại để làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn, …
Khi các nhu cầu của con người ngày càng lớn thì nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành xây dựng càng gia tăng. Đây chính là lý do ngành xây dựng luôn được đề cao trong mọi thời đại, mọi bối cảnh kinh tế – xã hội.

                            Tác giả bài viết: Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Minh, Phó Khoa Kiến trúc – Xây dựng Trường 365bet au

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN